Khoá học đào tạo Quản lý đơn giá ngành may mặc

Sự phát triển không ngừng của ngành May mặc

Sản xuất dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các quốc gia phát triển. Việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mới.

Như thế nào là một nhân viên Quản lý đơn hàng?

Merchandiser nói chung là nhân viên theo dõi đơn hàng, đây là người sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng về mẫu mã và giá cả sản phẩm, đồng thời cũng làm việc với nội bộ công ty để thông báo những yêu cầu của khách hàng và kết nối thông tin. Nhân viên theo dõi đơn hàng sẽ phải đặt nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất, lập kế hoạch với khách hàng để bảo đảm hàng được giao đúng thời hạn và đáp ứng yêu cầu khách hàng. Nếu quy mô công ty nhỏ, nhân viên theo dõi đơn hàng còn có thể phải làm nhiều công việc như phát triển mẫu với khách hàng vì là cầu nối giữa bộ phận sản xuất và khách hàng. Riêng trong ngành may mặc, nhân viên theo dõi đơn hàng có thể sẽ phải làm hết các khâu từ đặt các nguyên phụ liệu, đặt tàu với công ty vận chuyển, là cầu nối trực tiếp giữa khách hàng và các bộ phận khác của nhà máy, theo dõi năng suất hằng ngày để giữ đúng ngày xuất hàng mà khách hàng yêu cầu…

Edutex giúp học viên hiểu được những khó khăn cũng như cơ hội trong Quản lý đơn hàng

Có thể thấy khối lượng công việc dành cho người quản lý quy trình này trong một doanh nghiệp may mặc là khá lớn và rất dễ phát sinh các vấn đề như:
  • Trong quá trình gia công rất có thể xảy ra các sai sót về kỹ thuật. Vấn đề này phát sinh do khá nhiều nguyên nhân như lên định mức chưa đúng hoặc do bộ phận sản xuất thực hiện không đúng quy trình. Lúc này, người quản lý phải xử lý một cách linh hoạt và nhanh chóng nhất, điều này đòi hỏi người quản lý phải nắm rõ kỹ thuật cũng nhưu quy trình sản xuất của doanh nghiệp mình.
  • Thiếu hụt nguyên vật liệu là một tình trạng phổ biến xảy ra tại các doanh nghiệp may mặc. Khi lên đơn hàng, các doanh nghiệp thường không tính được chính xác lượng vậ tư đầu vào do định mức đặc thù của ngành may, vì vậy trong quá trình sản xuất thường xuyên bị thiếu hụt vật tư. Lúc này nhà quản lý cần nhanh chóng kiểm tra lượng thiếu hụt để có kế hoạch nhập vật tư, không làm ảnh hưởng đến tiến độ đơn hàng.
  • Vấn đề sau bán: Sau khi đã giao hàng cho khách hàng, thường xuyên xảy ra các vấn đề như thiếu hụt số lượng, sai sót về chất lượng,… Điều này đòi hỏi người quản lý phải quản lý chặt chẽ các quy trình phía trước, đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh sai sót cũng như bộ phận cần chịu trách nhiệm và tiến hành xử lý.

Trả lời