40 Năm Kinh Nghiệm Làm Nghề May Mặc

Bài 5: Định hướng đào tạo và ứng dụng thức tế cho doanh nghiệp may mặc

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và sẽ làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Từ đó, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện, thu nhập của người lao động theo đó cũng tăng cao hơn.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế – ILO, 85% lao động trong ngành Dệt may của Việt Nam sẽ bị máy móc công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thay thế. Lao động ít kỹ năng sẽ được thay thế nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới công nghệ, thiết bị. Để có thể tồn tại và cạnh tranh được với các đối thủ trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Dệt may Việt Nam trước tiên buộc phải đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động. Đặc biệt là phải đổi mới nguồn nhân lực, để tiếp cận công nghệ hàng đầu của thế giới, nhằm tăng năng suất.

Để có thể tiếp cận với công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực dệt may cần được đào tạo một cách có hệ thống ở trình độ đại học và cao đẳng, đặc biệt là cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật.

Việc ứng dụng công nghiệp 4.0 vào ngành Dệt may là tất yếu, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà chu kỳ thay đổi công nghệ trong lĩnh vực dệt may ngày càng có xu hướng giảm, chỉ còn khoảng 15 năm đối với công nghệ sản xuất sợi, dệt, nhuộm và còn 3-5 năm đối với công nghệ sản xuất sản phẩm may mặc. Trước thực trạng đó, để đáp ứng nhu cầu nhân lực dệt may cho công nghiệp 4.0, công tác đào tạo nguồn nhân lực cần phải được thực hiện một cách có hệ thống tại tất cả các trường có đào tạo đại học và cao đẳng cho ngành dệt may,

Thứ nhất, bên cạnh các giải pháp về đầu tư, thị trường, áp dụng khoa học công nghệ các doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, mới giải quyết những khâu yếu, bất cập của ngành. Cụ thể, xây dựng nền tảng thiết kế 3D để đáp ứng được diễn biến nhanh của thị trường; Xây dựng – đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tầm nhìn thời trang, ngoại ngữ để cập nhật xu thế thời trang thế giới. Do đó, cần chỉnh sửa chương trình đào tạo theo hướng cập nhật với công nghệ 4.0 trong cả lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và lĩnh vực quản lý, maketting. Mở thêm các chuyên ngành đào tạo theo hướng liên ngành để tiếp cận với công nghệ 4.0 như: kỹ thuật cơ điện tử trong thiết bị dệt may, tin học ứngdụng trong lĩnh vực dệt may, thương mại điện tử, thiết kế thời trang bằng công nghệ 3D.

Thứ hai, đào tạo đội ngũ giảng viên theo hướng nghiên cứu, cập nhật với công nghệ 4.0, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may, quản lý,… Đồng thời, đầu tư thiết bị đàotạo theo hướng cập nhật với công nghệ 4.0 như thiết bị tự động, robot công nghiệp. Tổ chức cho sinh viên đi thực tập ở nước ngoài nhằm tiếp cận với môi trường làm việc có công nghệ tự động hóa, kết nối thực – ảo cao theo công nghệ 4.0.

Thứ ba, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường theo hướng đánh giá tác động của công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, từ đó đề xuất giải pháp để đào tạo được nguồn nhân lực làm việc trong thời kỳ công nghiệp 4.0.

Thứ tư, cần nghiên cứu nhu cầu nhân lực dựa vào dự báo phát triển của ngành để duy trì quy mô đào tạo nguồn nhân lực, nhằm đảm bảo đủ nhân lực phục vụ cho chiến lược áp dụng công nghiệp 4.0 vào ngành Dệt may.

Bên cạnh các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực dệt may cho công nghiệp 4.0, các cơ sở đào tạo cũng như các doanh nghiệp dệt may cần chú trọng thực hiện cả các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho phương thức sản xuất ODM và OBM. Đây là hai phương thức chủ yếu sản xuất hàng thời trang, rất khó có thể tự động hóa và vẫn giữ được lợi thế tương đối của Việt Nam về sự khéo léo của người lao động cũng như giảm thiểu được yêu cầu phải sử dụng nguồn vốn quá lớn để đầu tư cho công nghiệp 4.0, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may có quy mô vừa và nhỏ.

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “40 Năm Kinh Nghiệm Làm Nghề May Mặc”