40 Năm Kinh Nghiệm Làm Nghề May Mặc

Phần 3: Thách thức và những giải pháp trong bối cảnh doanh nghiệp đương đầu với covid

Những biến động nhanh về địa chính trị toàn cầu cũng như quá trình hội nhập của Việt Nam đang tác động đến sản xuất và xuất khẩu cũng như sự phát triển chung của ngành và các doanh nghiệp dệt may. Chiến tranh thương mai và xu hướng chống lại toàn cầu hóa vừa tạo ra những cơ hội thị trường to lớn vừa qua tạo ra những xáo trộn, dịch chuyển trong chuỗi giá trị, ảnh hưởng không nhỏ tới ngành dệt may cả tiêu cực lẫn tích cực. Trong thời gian tới, có thể nhận thấy một số những cơ hội tích cực với ngành dệt may như sau:

–   Ký kết và thực thi hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) mở ra cơ hội thị trường lớn và tăng thêm lợi thế cạnh tranh về giá của hàng Việt Nam tại thị trường này. Khi EVFTA có hiệu lực, 42,5% số dòng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ được xóa ngay (chủ yếu là với nguyên liệu dệt), phần còn lại (chủ yếu là thuế đối với sản phẩm dệt may cuối cùng) sẽ giảm dần xuống 0% trong vòng 3-7 năm từ mức khởi điểm 12%. Hiện tại, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành dệt may Việt Nam, các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU hiện chịu mức thuế 4-12% (thuế cơ sở).Việc giảm thuế từ mức hiện tại, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu nguyên liệu dệt (vải, sợi, len…) sang EU (hiện chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU) sẽ hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực. Hiện tại, ngành sợi và vải là những nhưng có năng suất lao động và lợi nhuận sau thế cao nhất trong ngành dệt may. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may hoàn thiện sang EU, nhiều nhận định cho rằng lợi ích từ EVFTA sẽ tăng mạnh cùng với đà giảm của thuế quan từ năm thứ hai trở đi.

–  Thực thi CPTPP tạo ra nhiều thị trường mới là thị trường còn nhiều dư địa cho ngành dệt may Việt Nam phát triểnVới thị trường các nước thành viên CPTPP, Việt Nam chưa khai thác được các thị trường tiềm năng trong khối như: Mexico, Newzealand, Canada, Australia. Đặc biệt, Australia, Canada là 2 thị trường có quy mô sử dụng hàng dệt may khá lớn, khoảng 10 tỷ USD/năm, trong khi thị phần xuất khẩu của hàng dệt may của Việt Nam vào hai thị trường này còn nhỏ, chỉ khoảng 500 triệu USD/năm. Với thị trường Canada, cơ hội xuất khẩu hàng may mặc có dư địa cao (hiện tại mới chiếm khoảng 7% tổng thị phần nhập khẩu của Canada) vì nhiều công ty phân phối dệt may hàng đầu thế giới có trụ sở tại Canada. Đặc biệt khi thuế nhập khẩu mặt hàng này vào Canada sẽ giảm xuống còn 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Mức chênh lệch thuế nhập khẩu sẽ là động lực thúc đẩy dệt may xuất khẩu sang thị trường Canada và các thị trường tiềm năng khác.

Bên cạnh đó, CPTPP được đánh giá là tạo điều kiện thúc đẩy ngành liên kết các khâu sản xuất kinh doanh và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu do qui định về xuất xứ…vv. Hiện nay với quy định chung của CPTPP các mặt hàng làm từ dệt may phải đảm bảo nguyên tắc từ vải trở đi (nghĩa là nguồn nguyên liệu vải để may sản phẩm phải xuất xứ từ 11 nước thành viên CPTPP). Hiện nay Việt Nam đã đẩy mạnh sử dụng vải của nhiều nước trong khối như Malaysia, Singapore, Nhật Bản.

–  Chiến tranh thương mại gây ra những xáo trộn lớn đi kèm nhiều cơ hội cho xuất khẩu đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khâu còn yếu trong ngành dệt may Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có thể tạo ra xu hướng cho các nhà đầu tư Trung Quốc và nước ngoài chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhất là khâu nguyên liệu để vừa tránh thuế cao, vừa đáp ứng yêu cầu xuất xứ để hưởng thuế suất thấp của CPTPP và EVFTA. Đồng thời, các FTA như CPTPP và EVFTA sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư vào các khâu yếu như dệt, nhuộm trong thời gian tới.

–  Tác động cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội tạo điều kiện để ngành dệt may Việt Nam giải quyết khâu yếu về năng suất, chất lượng, thay thế những công việc lặp đi lặp lại, độc hại, nguy hiểm mà cần nhưng công việc đòi hỏi sự chính xác cao hay các khâu thiết kế thông qua đầu tư máy móc thiết bị, đầu tư công nghệ tiên tiến, và ứng dụng CMCN 4.0 vào sản xuất và kinh doanh.  Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ mang lại cơ hội mà đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi trình độ chuyên môn của lao động Việt Nam khá thấp, chưa đáp ứng được cho Công nghệ 4.0. mặt khác, ý thức tuân thủ kỷ luật lao động luật lao động trong ngành dệt may chưa cao do chủ yếu là chuyển dịch từ nông nghiệp vì vậy khó hấp thụ được quy trình và công nghệ sản xuất tiên tiến.

–  Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu vẫn đang là thách thức và điểm nghẽn lớn nhất để cải thiện giá trị cho ngành. Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu từ Trung quốc gần 60% vải, 55% sợi và 45% phụ liệu phục vụ sản xuất hàng may mặc tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.Với bông nhập khẩu, ngành dệt may nhập lớn nhất từ Mỹ với 65,77%. Phụ thuộc quá lớn nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài dễ gây ra những rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ gần đây nhất là ảnh hưởng dịch bệnh Covid – 19 từ Trung Quốc làm đình trệ nguồn cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp Việt Nam. Chiến thương mại Mỹ – Trung khi Mỹ áp thuế cao đối với hàng dệt may Trung Quốc sẽ xuất hiện xu hướng chuyển tải bất hợp pháp, gian lận xuất xứ của các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam. Đây chính là nguy cơ để Mỹ có thể truy xuất nguồn gốc, đánh thuế chống lẩn tránh đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.[1]

         Quy định nguồn gốc hàng hóa thị trường nhập khẩuTrong thời gian tới, thuế nhập khẩu hàng dệt may vào các thị trường nhập khẩu lớn sẽ về 0% ngay khi các FTA có hiệu lực hoặc sau một số năm theo lộ trình. Tuy nhiên, thực tế bất cập lớn nhất của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng là khâu cung cấp nguyên, phụ liệu đầu vào…Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước cùng tham gia FTA, đặc biệt các thị trường lớn, dệt may phải đáp ứng quy tắc xuất xứ tương đối chặt, từ sợi hoặc vải trở đi, hoặc từ vải trở đi trong khi nước ta chưa có ngành dệt nhuộm và vẫn phải dựa vào nhập khẩu các nguyên liệu chính để sản xuất hàng xuất khẩu. Dệt may vẫn còn tập trung quá lớn vào loại hình gia công tại khâu đoạn may, vốn có giá trị gia tăng thấp và mức độ thâm dụng lao động cao, trong khi nguồn lao động trong nước hạn chế. Đây là điểm nghẽn lớn nhất và lâu dài của dệt may Việt Nam[2].

Kết luận và một số giải pháp

Mặc dù trong thời gian qua ngành dệt may Việt Nam có những bước tăng trưởng lớn và hoạt động doanh nghiệp có nhiều cải thiện, nhưng cũng còn quá nhiều vấn đề trong tham gia vào chuỗi, cơ cấu của doanh nghiệp cũng như sự chênh lệch khá lớn về năng suất, hiệu quả giữa các loại hình doanh nghiệp trong ngành. Trong thời gian tới, cần chú ý một số vấn đề sau:

–     Chính phủ cần xây dựng chính sách khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, trên cơ sở đó hình thành hệ thống giải pháp đồng bộ để phát triển công nghiệp phụ trợ; nâng cao trình độ công nghệ, nguồn nhân lực, quản trị doanh nghiệp nhằm tăng nhanh  tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng của sản phẩm.

Đối với ngành trồng bông: là ngành không có lợi thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên và khí hậu. Nên về lâu dài các doanh nghiệp Việt nam không nên tập trung vào lĩnh vực ít có lợi thế nhường nhường lại cho các doanh nghiệp FDI.

Về xơ, sợi: mặc dùng nước ta xuất khẩu một phần nhưng do các mặt hàng trong nước chưa đủ đáp ứng về chất lượng nên vẫn phải nhập khẩu. Cần phát triển một chương trình mang tính đột phá về sản xuất sơ xợi để khắc phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu như hiện nay. Nếu như không đổi mới công nghệ và sản xuất các sẩn phẩm sợi chất lượng cao, các doanh nghiệp trong nước khó có thể tham gia sâu hơn ở công đoạn này.
Khâu dệt vải: hầu hết thuốc nhuộm hiện sử dụng đều phải nhập khẩu. Vì vốn đầu tư cho dệt nhuộm là rất lớn về máy móc và hệ thống xử lý nước thải môi trường. Cũng tương tự như ngành xơ, sợi, ngành vải có dư địa lớn khu quy tắc xuất xứ được áp dụng.
–   Việt Nam cần tập trung trước mắt vào giải quyết các rào cản đối với khâu sản xuất nguyên liệu và đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may theo hình thức OEM/FOB và ODM. Trong khi đó, phát triển sản xuất nguyên phụ liệu và đẩy mạnh hoạt động theo các hình thức OEM. Hơn nữa, đây là khâu mấu chốt, vừa tạo ra giá trị gia tăng cao hơn khâu cắt may, vừa có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển các khâu khác trong chuỗi giá trị phát triển. Theo đó, trong ngắn hạn, cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất nguyên phụ liệu để nâng cao khả năng cung ứng và tránh phụ thuộc vào nhà cung cấp từ nước ngoài.
–  Tiếp tục thu hút FDI vào sản xuất các nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may, tập trung trước mắt vào những dòng sản phẩm nguyên phụ liệu đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa theo các hiệp định CPTPP hay EVFTA, điều này có thể bước đầu giúp gia nhập vào khâu sản xuất nguyên liệu trong chuỗi giá trị toàn cầu vừa giải đáp bài toán trước mắt về xuất xứ hàng hóa để hưởng mức thuế thấp hơn theo các hiệp định được ký kết.

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “40 Năm Kinh Nghiệm Làm Nghề May Mặc”