40 Năm Kinh Nghiệm Làm Nghề May Mặc

Bài 4: Quản trị rủi ro trong thời covid và hậu sau covid

Với hình thức sản xuất chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng, nhân lực được coi là yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam hiện nay. Những doanh nghiệp này sử dụng một số lượng lớn lao động, chủ yếu là lao động nữ.

 Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, toàn ngành đang phải đối mặt với rủi ro do biến động lao động với tỷ lệ cao (đặc biệt là do lao động tự ý bỏ việc hoặc nghỉ việc). Rủi ro này gây ra những tổn thất đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hơn thế nữa, nó làm giảm đi đáng kể năng lực cạnh tranh của ngành may mặc Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, các nhà quản lý trong doanh nghiệp may mặc Việt nam cần phải chủ động trong việc nhận diện, phân tích, đánh giá, từ đó đưa ra những giải pháp để kiểm soát có hiệu quả loại rủi ro này.

Như các doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp may mặc Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro trong các hoạt động của mình. Chẳng hạn, đối với hoạt động sản xuất, rủi ro là giao hàng không đúng kế hoạch theo hợp đồng đã ký kết, hoặc chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng dẫn đến việc phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Trong thanh toán, rủi ro xuất hiện khi doanh nghiệp lựa chọn đối tác ký kết hợp đồng không có tư cách pháp nhân đảm bảo dẫn đến hậu quả khách hàng không thanh toán khi hàng đã được giao. Đối với hoạt động quản lý và sử dụng nhân lực, rủi ro mà doanh nghiệp may mặc Việt Nam phải đối mặt đó là tỷ lệ lao động tự ý bỏ việc, nghỉ việc cao làm biến động đáng kể trong lực lượng lao động, gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “40 Năm Kinh Nghiệm Làm Nghề May Mặc”